Tin Tức
Thứ 6, Ngày 02/06/2023, 08:00
Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/06/2023 | Lê Thị Thu Vân - P. QL GCS
Ngày 25/4/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/6/2023, áp dụng từ năm tài chính 2023 và thay thế Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, Thông tư quy định:

- Tiêu chuẩn xác định tài sản là tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi thỏa mãn 2 điều kiện: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Tuy nhiên đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ được xác định là tài sản cố định khi đáp ứng 02 điều kiện: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. Đáp ứng điều kiện về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

- Phân loại tài sản cố định:

Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản: Tài sản cố định hữu hình; Tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định đặc thù.

Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản: Từ mua sắm; đầu tư xây dựng; được giao, nhận điều chuyển; được tặng cho, khuyến mại; khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán); tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

- Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

 Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Các chỉ tiêu về nguyên giá, hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định, phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm: Lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; mỗi tài sản cố định được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán. Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê. Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định của pháp luật.

- Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao: Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp:

Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao;

Tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao: Quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Tài sản cố định đặc thù; Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được; Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

Tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm theo quy định.

- Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

Tính hao mòn tài sản cố định: Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

Trích khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, từng hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Ngoài ra Thông tư quy định về: Xác định nguyên giá tài sản; Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định; Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định; Quy định về trích khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập; Giá trị còn lại của tài sản cố định và Điều khoản chuyển tiếp.

Tải về 23_2023_TT-BTC.pdf

Lê Thị Thu Vân - P. QL GCS

Lượt người xem:  Views:   1020
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

Thống kê Lượt truy cập

1
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Tin Tức