TƯ LIỆU LỊCH SỬ
TÓM TẮT LỊCH SỬ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH BÌNH DƯƠNG

GIAI ĐOẠN TỪ 1945 - 2005

Giai đoạn 1945 – 1975

     Cách mạng tháng Tám thành công Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/9/1945). Đây là nhà nước mới, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập.

     Cùng với Chính quyền nhân dân cách mạng được thành lập, một thiết chế cơ sở và một hệ thống chính trị mới cũng ra đời nhằm phục vụ cho cách mạng của nhân dân.

     Nền Tài chính của cách mạng cũng bắt đầu hình thành từ đây:

     Cùng với nền kinh tế của cả nước, ngành Tài chính tỉnh Bình Dương (lúc bấy giờ là tỉnh Thủ Dầu Một) sớm bắt tay vào chuẩn bị và củng cố bộ máy, tích cực phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Công việc tài chính cụ thể nhất lúc bấy giờ là vận động nhân dân hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” của Chính phủ khởi xướng để góp phần giữ vững và củng cố Nhà nước non trẻ của nhân dân ra đời.

     Tuy nhiên nền độc lập dân tộc vừa giành được, chẳng bao lâu đã bị thực dân Pháp và bọn tay sai núp dưới chiêu bài quân “đồng minh” rắp tâm phá hoại, chúng trở lại gây hấn ở Sài Gòn và nhiều nơi trên đất Nam Bộ.

     Ngày 23/9/1954,  cuộc kháng chiến của nhân dân Bình Dương  trường kỳ gian khổ, quyết tâm đồng lòng chung sức với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ bắt đầu.

     Trong không khí Nam Bộ kháng chiến sôi động và kiên cường, ngay từ những ngày đầu, ngành Tài chính tỉnh Bình Dương đã vượt qua thử thách ác liệt và khó khăn nhiều bề để góp sức của mình cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc ta chống quân xâm lược. Từ việc hưởng ứng phong trào tiết kiệm xây dựng “Hũ gạo nuôi quân”, “Bánh ổ cho kháng chiến” đến việc “Quyên góp đồ đồng” cho quân giới và vận động nhân dân tích cực hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, ủng hộ kháng chiến, cương quyết bảo vệ Chính quyền nhân dân mới thành lập … tạo thành một nền tài chính tự lực cánh sinh dựa vào sức mạnh dẻo dai phi thường của nhân dân, đã đem lại kết quả rõ rệt. Quân ta đã có đủ lương thực, đạn dược, thuốc men … với một quyết tâm mạnh mẽ để bước vào cuộc kháng chiến giữ vững độc lập của Tổ quốc.

     Bước vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ hy sinh, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chính phủ hệ thống Tài chính Bình Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã phát huy tối đa nội lực, quyết tâm dựa vào sức dân, dựa vào lòng yêu nước để giữ vững nền độc lập dân tộc của nhân dân ta và dựa vào tinh thần nỗ lực bền bỉ của anh chị em làm công tác tài chính đã không ngại khó khăn gian khổ, hy sinh, đoàn kết một lòng, không ngừng tiến lên phía trước với khẩu hiệu quyết tâm “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tổ quốc là trên hết” đã thu được nhiều thắng lợi.

     Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, ngành Tài chính Bình Dương đã góp sức người, sức của vô cùng lớn lao cho quê hương chiến thắng.

Giai đoạn 1975 – 1976

     Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta Mùa xuân năm 1975 đã làm thất bại và sụp đổ hoàn toàn chế độ ngụy quân, ngụy quyền, tay sai trên đát Miền Nam.

     Đối với ngành Tài chính Bình Dương, sau ngày mới giải phóng, có nhiều công việc, nhiều sự kiện chính trị, xã hội liên quan:

     Tình hình tiền tệ trong nước chưa thống nhất, phần lớn ở Miền Bắc lưu thông  đồng tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn đa phần ở Miền Nam dùng tiền ngụy, đồng tiền của chế độ Việt Nam cộng hòa đã bị cách mạng đánh đổ…

     Có thể thấy đây là một thời kỳ có nhiều biến cố, nhiều sự kiện mà ngành Tài chính thường xuyên phải liên quan, phải giải quyết, cho nên công việc ổn định ngành càng sớm càng tốt, càng thu được nhiều kết quả.

     Ngành Tài chính của tỉnh Bình Dương, ngay trong những ngày đầu tiên của đất nước mới giải phóng đã phải bắt tay ngay vào công việc với tất cả tinh thần quyết tâm nỗ lực của mình. Từ chiến tranh chuyển sang thời bình, ngành Tài chính bắt đầu chuyển sang hoạt động tài chính gắn liền với việc xây dựng và củng cố chính quyền, gắn liền với việc khôi phục và phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa, ổn định đời sống nhân dân.

     Công việc trước mắt đầu tiên mà ngành Tài chính tỉnh Bình Dương phải làm là tiếp quản Ty Tài chính – Ngân khố và hệ thống ngân hàng của chế độ cũ; sắp xếp và ổn định bộ máy của ngành trong thời gian ngắn nhất.

     Cuối năm 1975, khi có chủ trương sáp nhập tỉnh, có thêm một số đồng chí từ Bình Phước chuyển về cùng với sự tăng cường của một số đồng chí từ miền Bắc, từ Côn Đảo và các đồng chí tham gia Đoàn công tác “cải tiến” của Bộ điều vào. Ngoài ra, còn các đồng chí được đào tạo cấp tốc ngắn hạn, lúc này ngành Tài chính tỉnh có 5 đơn vị, sau tháng 4 năm 1976 các phòng ban tăng lên thành 9 đơn vị trực thuộc cùng các phòng Tài chính huyện, thị.

     Ở thời điểm này, sau khi Miền Nam giải phóng, trên cả nước nhất là Miền Nam hiện đang có hai loại tiền lưu thông. Không thể để tình trạng đất nước thống nhất lại có 2 loại tiền lưu hành, ngày 22 tháng 9 năm 1975 Trung Ương đã quyết định cho đổi tiền để thống nhất tiền tệ trong cả nước. Công tác đổi tiền tại Bình Dương được làm nhanh gọn, không có hiện tượng hủy bỏ tài chính hoặc để lộ bí mật, lộ công việc, bị lợi dụng, thông đồng, móc ngoặc.

     Ngành Tài chính là một trong những ngành tham gia tích cực và đóng vai trò cơ quan chuyên môn giúp việc đắc lực cho cấp Ủy suốt trong thời gian tiến hành công việc. Việc tịch thu, tịch biên, kiểm kê … những giá trị tài sản của những đối tượng là tay sai của chế độ cũ, những tên tư sản mại bản giàu có, những địa chủ cường hào, ác bá có nợ máu với nhân dân… đã giáng một đòn mạnh mẽ vào giai cấp tư sản, địa chủ … lúc bấy giờ, làm sụp đổ hoàn toàn giai cấp bóc lột trên đất nước Việt Nam, phục  vụ cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội đang bước vào thời kỳ quá độ.

Giai đoạn 1977 – 1980

     Với những sự kiện: Bầu cử quốc hội thống nhất đất nước tháng 4/1976 thắng lợi, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 thành công tốt đẹp, Sông Bé tiến hành Đại hội Đảng bộ vòng II kết thúc thắng lợi. Ngành Tài chính tỉnh đã có những thuận lợi cơ bản để tiếp tục xây dựng ngành lớn mạnh và tiếp tục giải quyết những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

     Tiếp tục củng cố tổ chức, sắp xếp bộ máy Đảng và Chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính của tỉnh, tập trung vào việc bồi dưỡng quan điểm chính tri, lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân.

     Chú trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ, tập trung cho việc chỉnh đốn nội bộ, củng cố xây dựng các phòng ban trong ngành, đồng thời tiếp tục xây dựng và củng cố cán bộ ngành tài chính tại các huyện thị và tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho ngành. Cuối năm 1980 các phòng ban trong Ngành Tài chính là 8, với tổng số cán bộ nhân viên là 145 người.

     Tính đến tháng 11/1977, tổng thu ngân sách địa phương đạt 30,6 triệu đồng, tổng chi ngân sách địa phương là 24,4 triệu đồng, ngân hàng đã cho vay 96,7 triệu đồng (chủ yếu là tập trung nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải …, bước đầu thực hiện cho vay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành sản xuất, kinh doanh)

     Tổng số thu ngân sách nhà nước năm 1978 là 71 triệu 370 ngàn đồng, tổng số chi ngân sách là 45 triệu 918 ngàn đồng, đạt 72% kế hoạch, tăng 17% so với năm 1977

     Năm 1979 tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện tại địa phương: 80 triệu 890 ngàn đồng, đạt 97% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 1978. Tổng số chi ngân sách tỉnh 43 triệu 100 ngàn đồng đạt 95% kế hoạch, giảm 2% so với năm 1978. Nếu loại trừ các khoản phí tồn tại của ngân sách các năm trước được ghi quyết toán cho ngân sách năm 1978.

     Năm 1980 tổng số thu ngân sách của tỉnh được quyết toán: 76 triệu 650 ngàn 336 đồng, đạt 90,4% kế hoạch, giảm 5,3% so với thực hiện năm 1979. Về chi, thực hiện 44 triệu 105 ngàn đồng đạt 93,8% kế hoạch, tăng 20% so với năm 1979.

Giai đoạn 1981 – 1985

     Ngành Tài chính tỉnh Sông Bé tham gia phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội ở tỉnh nhà.

     Sau hơn năm năm nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề và chi phối ở nhiều cấp độ khác nhau ở Sông Bé, nền kinh tế của tỉnh đang dần được hồi phục, đi sâu vào chuyên môn hóa. Đặc biệt, trong những năm 1981, 1982, 1983 … là những năm có nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến nhiệm vụ và phát triển của ngành Tài chính cả nước nói chung và tỉnh Sông Bé nói riêng.

     Với nhiệm vụ được giao trong thời kỳ này, ngành Tài chính đòi hỏi phải có sự chuyển biến tích cực hơn, năng động hơn, phải thích hợp với đòi hỏi của nhu cầu mà Nghị quyết Đảng đã đề ra, do đó nhiệm vụ cụ thể của ngành Tài chính trong thời kỳ này là:

     -  Tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đẩy mạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành ngày một trưởng thành không ngừng.

     -  Cân đối thu chi ngân sách và cấp vốn cho các cơ sở sản xuất, các ngành kinh tế - xã hội … phát triển ở thời kỳ 1981 – 1985

     Đến tháng 6/1984 tổ chức bộ máy quản lý của Giám đốc sở thuộc Sở Tài chính  tỉnh đã có 14 phòng ban (kể cả các phòng ban trong hệ thống ngành Tài chính tỉnh)

     Từ năm 1980 trở đi, công tác đoàn thể đã được quan tâm và chú trọng đúng mức hơn. Cùng với sự ra đời của Đảng ủy sở, ban chấp hành Đoàn ủy, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cũng được thành lập, dưới ban chấp hành Đoàn ủy, có Ban chấp hành chi đoàn và Ban chấp hành công đoàn bộ phận. Hiện tại tính đến  năm 1983 đã có 5 chi đoàn thanh niên với 118 đoàn viên trực thuộc Đảng ủy sở và 4 công đoàn bộ phận thuộc Công đoàn cơ sở gồm 100% cán bộ công nhân viên là công đoàn viên.

     Năm 1981 tổng số thu ngân sách nhà nước quyết toán 262.222.100 đồng. Tổng số chi ngân sách quyết toán 142.581.113 đồng, đạt 104,8% kế hoạch, tăng 231,4% so với năm 1980, song ngân sách đã tập trung được đại bộ phận tích lũy của các ngành, các địa phương và từng đơn vị cơ sở để giải quyết cấp phát các nguồn vốn kịp thời cho yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh, nhất là khoản kinh phí cấp bù giá 11 mặt hàng cung cấp theo định lượng, phụ cấp tạm thời về lương và thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản.

     Năm 1982 tình hình kinh tế và tài chính gặp nhiều khó khăn do mất cân đối trong nền kinh tế của cả nước, với sự nỗ lực của ngành đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước và kế hoạch thu nộp ngân sách với mức cố gắng lớn. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện 594.700.000 đồng, đạt 126,9% kế hoạch, tăng 126,6% so với năm 1981. Tổng số chi ngân sách thực hiện 328.500.000 đồng đạt 118,2% kế hoạch, tăng 141% so với năm 1981, chi ngân sách đã cố gắng đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa, có nhiều cố gắng trong việc giải quyết cấp phát vốn và kinh phí cho các hoạt động, nhất là khoản kinh phí bù giá các mặt hàng cung cấp theo định lượng và vốn để thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản trong năm.

     Dự toán ngân sách năm 1983 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua với tổng số thu 570.900.000 đồng, tổng số chi là 365.300.000 đồng. Trong tình hình nêu trên, nhờ sự cố gắng chung của các ngành, các địa phương và các đơn vị cơ quan trong tỉnh, Ngân sách năm 1983 đạt kết quả cao.

     Năm 1983 Tổng thu ngân sách Nhà nước  là 710.200.000 đồng, đạt 124% kế hoạch, vượt 136.300.000 đồng so với kế hoạch HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng) giao, tăng 19% so với năm 1982. Tổng chi là 407.800.000 đồng, đạt 112% kế hoạch, vượt 60.700.000 đồng so với kế hoạch HĐBT giao, tăng 24% so với năm 1982.

     Năm 1984 Tổng thu từ kinh tế phát sinh trong năm quyết toán 1.091.733.704 đồng, vượt 66% kế hoạch HĐBT giao, đạt 126% kế hoạch thông qua HĐND (Hội đồng nhân dân), tăng 70% so với năm 1983. Tổng số chi ngân sách địa phương là 655.800.000 đồng, tăng 228.800.000 đồng so với kế hoạch HĐBT giao, đạt 110% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 60% so với năm 1983.

     Năm 1985, một mặt ra sức thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển với năng xuất, chất lượng và hiệu quả; mặt khác phải tăng nhanh các nguồn thu ngân sách, áp dụng các biện pháp và hình thức thích hợp để huy động các nguồn vốn dư thừa trong xã hội, phấn đấu hạ giá thành và giảm chi phí lưu thông để tăng thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân một cách hợp lý.

     Năm 1985 Tổng thu ngân sách Nhà nước  là 229.662.085 đồng, đạt 160% kế hoạch HĐBT giao, tăng 71% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 113% so với năm 1984. Tổng số chi ngân sách địa phương là 154.599.093 đồng, đạt  196% so với kế hoạch HĐBT giao, đạt 170% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 143% so với năm 1984.

Giai đoạn 1986 – 1990

     Nhiệm vụ ngành Tài chính Bình Dương  trên cơ bản vẫn là công việc thu, chi, quản lý tiền bạc cho nhà nước góp phần vào việc phát triển xã hội ngày một tăng tiến. Sứ mệnh của ngành Tài chính là cấp phát tiền bạc, quản lý việc sử dụng và hiệu quả của đồng tiền đóng góp cho xã hội … Tuy nhiên, mỗi thời kỳ một khác nhau, và việc khác nhau rõ nhất là làm sao để con người phục vụ ngày càng tốt hơn công việc của mình, do đó, nhiệm vụ trước tiên vẫn là nhiệm vụ rèn luyện con người về mọi mặt: Tích cực xây dựng bộ máy của ngành ngày càng vững mạnh; Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Biên chế của cán bộ công nhân viên sở tính đến thời điểm tháng 4/1986 là 179 người, trong đó bộ máy hành chính có 06 phòng, ban. Với đội ngũ những người làm công tác tài chính kế toán có được, ngành Tài chỉnh tỉnh Sông Bé đang bước vào thời kỳ thực hiện nhiệm vụ đổi mới thắng lợi ở thời kỳ 1986 – 1990.

     Năm 1986 Tổng thu ngân sách Nhà nước  là 1.080.878.021,51 đồng, trong đó số thu cân đối ngân sách địa phương được quyết toán là 918.971.726,12 đồng. Tổng số chi ngân sách là 830.978.783,57 đồng,  số kết dư ngân sách là 87.992.942,55 đồng. Tổng số thu ngân sách Nhà nước thực hiện: 1.089.900.000 đồng, đạt 187% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 208% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 310% so với thực hiện năm 1985, Số thu thu ngân sách địa phương được hưởng là: 918.800.000 đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 880.000.000 đồng, đạt 215% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 213% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 451% so với thực hiện năm 1985.

     Năm 1987 Tổng số thu ngân sách Nhà nước thực hiện: 5.196.200.000 đồng, vượt 145% kế hoạch Bộ Tài chính giao và vượt 79% kế hoạch thông qua HĐND, tăng gấp 3.8 lần so với thực hiện năm 1986. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 3.729.100.000 đồng, đạt 155% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 346% so với thực hiện năm 1986.

     Năm 1988 Tổng số thu mới từ kinh tế địa phương thực hiện: 16.539 triệu đồng, đạt 115% kế hoạch, bằng 3,2 lần so với thực hiện năm 1987. Tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách Nhà nước đạt 10,3% (cả nước bình quân là 13,3%)

     Năm 1989 Tổng số thu từ kinh tế, phát sinh trong năm: 29.268.392.739 đồng, đạt 78% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 105% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 71% so với thực hiện năm 1988.

     Năm 1990 Tổng số thu từ kinh tế, phát sinh trong năm: 49.255.001.029 đồng, đạt 128% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 111% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 68% so với thực hiện năm 1989. Chi xây dựng cơ bản: 9.857.301.032 đồng đạt 158% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 109% kế hoạch thông qua HĐND, chiếm 21% trong tổng số chi ngân sách; Chi vốn lưu động: 545.000.607 đồng đạt 109% kế hoạch thông qua HĐBT giao và đạt 144% kế hoạch thông qua HĐND, chiếm 1,2% trong tổng số chi ngân sách;…

     Ngoài công tác cân đối thu chi, giá trị đồng tiền của ngành Tài chính lúc này bỏ ra được cân nhắc cụ thể trên cơ sở hạch toán cho sản xuất kinh doanh và lợi nhuận đem lại thật rõ ràng. Từ một tỉnh nghèo, sản xuất kém phát triển, kinh phí hàng năm phải nhờ ngân sách TW trợ cấp, lại gặp phải thời kỳ đồng tiền trượt giá, lạm phát ở mức cao … “phi mã”, khó khăn chồng chất khó khăn, tưởng không có lối thoát, vậy mà cho đến thời điểm cuối năm 1990, kinh tế Bình Dương đã bắt đầu khởi động một cách tích cực. Cho đến lúc này không những tỉnh đã cân đối được ngân sách mà còn đóng góp cho ngân sách mỗi năm mỗi tăng. Ngành Tài chính đóng vai trò là “bà đỡ” đáng tin cậy nhất và là người chăm sóc về mặt vật chất tốt nhất cho mọi ngành và mọi lĩnh vực.

Giai đoạn 1991 – 1996

     Ngành Tài chính tỉnh Sông Bé bước vào thời kỳ đổi mới thành công: Tiếp tục chấn chỉnh và củng cố, kiện toàn công tác quản lý và điều hành, khai thác và tạo mọi điều kiện để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trên cơ sở tăng cường công tác quản lý và động viên thu nhập để có thể giữ vững cân đối ngân sách, phấn đấu thực hiện đạt và vượt kế hoạch thu ngân sách, đảm bảo các yêu cầu chi thiết yếu trên các lĩnh vực nhất là phục vụ kịp thời các yêu cầu chi phục vụ nâng cao từng bước đời sống của người lao động trong tỉnh, đồng thời đầu tư có chọn lọc để phát triển không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh.

     Tiếp tục củng cố, xây dựng và hoàn thiện bộ máy của ngành: Ngày 23/3/1991, Đảng ủy Sở Tài chính đã tiến hành Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ III để bầu lại Ban chấp hành đảng ủy mới, kết quả có 5 đồng chí đã được bầu vào Ban chấp hành. Ngày 26/8/1993, Đảng ủy Sở Tài chính - Vật giá đã tổ chức cho toàn thể Đảng bộ học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về đổi mới, chỉnh đốn Đảng.

     Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính – giá cả địa phương đã từng bước hoàn thiện, công tác thông tin báo cáo giao ban đã đi dần vào nề nếp, công việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đã phát huy được hiệu quả công tác ở từng bộ phận; công tác quản trị, văn thư, lưu trữ ngày càng phục vụ tốt cho việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành.

     Năm 1991 Tổng số thu từ kinh tế, phát sinh trong năm: 95.032.000.000 đồng, đạt 134% kế hoạch, bằng 162% kế hoạch HĐBT giao và đạt 132% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 88% so với thực hiện năm 1990. Chi xây dựng cơ bản: 16.085.000.000 đồng đạt 11% so với kế hoạch năm 1991, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước,...

     Năm 1992 Tổng số thu từ kinh tế, phát sinh trong năm: 209.695.000.000 đồng, đạt 170% kế hoạch Bộ Tài chính giao và đạt 148% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 121% so với thực hiện năm 1991. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 240.119.000.000 đồng, đạt 133% kế hoạch Bộ Tài chính giao và đạt 112% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 80% so với thực hiện năm 1991.

     Năm 1993 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 383.765.000.000 đồng, đạt 180% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 126% kế hoạch HĐND thông qua, tăng 120% so với thực hiện năm 1992 trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng 259 tỷ 810 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 284.024.000.000 đồng, đạt 185% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 113% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 85% so với thực hiện năm 1992.

     Năm 1994 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 469.347.000.000 đồng, đạt 112% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 101% kế hoạch HĐND thông qua, tăng 32% so với thực hiện năm 1993 riêng số dư thu được và cân đối ngân sách là 296.259 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 288.259.000.000 đồng, đạt 138% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 105% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 1% so với thực hiện năm 1993.

     Năm 1995 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 677.528.000.000 đồng, đạt 133% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 111% kế hoạch HĐND thông qua, tăng 32% so với thực hiện năm 1994 riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 404.337 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 398.746.000.000 đồng, đạt 138% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 103% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 31% so với thực hiện năm 1994.

     Năm 1996 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 873.120.000.000 đồng, đạt 117% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 103% kế hoạch HĐND thông qua, tăng 35% so với thực hiện năm 1994 riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 471.736 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 464.769.000.000 đồng, đạt 138% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 103% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 15% so với thực hiện năm 1995.

Giai đoạn 1997 – 2000

     Ngành Tài chính tỉnh với công cuộc đổi mới thắng lợi toàn diện trên đất Bình Dương:

     Nghiên cứu đóng góp và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ tài chính mới, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

     Năm 1997 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 813.911.000.000 đồng, đạt 117% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 106% kế hoạch HĐND thông qua,  riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 305.455 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 398.499.000.000 đồng, đạt 163% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 113% kế hoạch thông qua HĐND.

     Năm 1998 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 859.527.000.000 đồng, đạt 110% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 105% kế hoạch HĐND thông qua,  riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 343.456 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 426.240.000.000 đồng, đạt 110% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 109% kế hoạch thông qua HĐND.

     Năm 1999 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 1.191 tỷ 470 triệu đồng, đạt 96% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 89% kế hoạch HĐND thông qua, trong đó thu mới là 927 tỷ 471 triệu đồng, đạt 83% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 78% kế hoạch HĐND thông qua riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 341.676 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 553.110.000.000 đồng, đạt 142% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 100% kế hoạch thông qua HĐND.

     Năm 2000 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 1.304 tỷ 808 triệu đồng, đạt 158% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 119% kế hoạch HĐND thông qua, trong đó thu mới là 1.157 tỷ 320 triệu đồng, đạt 140% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 121% kế hoạch HĐND thông qua, riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 570.033 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 709.650.000.000 đồng, đạt 109% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 15 kế hoạch thông qua HĐND.

Giai đoạn 2001 – 2005

     Ngành Tài chính tỉnh Bình Dương với tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên đất Bình Dương.

     Với những thắng lợi lạc quan đã đạt được ở thời kỳ 1997-2000, thời kỳ bước vào kế hoạch nhà nước 2001-2005 ngành Tài chính tỉnh đã chuẩn bị tốt tiền đề cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương vững chắc hơn.

     Tháng 7/2003, Đảng bộ Sở Tài chính - Vật giá đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VIII để đánh giá quá trình hoạt động của toàn đảng bộ trong nhiệm kỳ VII (2000-2003) bầu lại Ban chấp hành đảng bộ mới và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho nhiện kỳ (2003-2005)

     Năm 2001 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 1.870 tỷ 144 triệu đồng, đạt 150% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 112% kế hoạch HĐND thông qua, trong đó thu mới là 1.628 tỷ 122 triệu đồng, đạt 137% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 113% kế hoạch HĐND thông qua, riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 660.096 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 885 tỷ 467 triệu đồng, đạt 160% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 108% kế hoạch thông qua HĐND

     Năm 2001 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 1.870 tỷ 144 triệu đồng, đạt 150% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 112% kế hoạch HĐND thông qua, trong đó thu mới là 1.628 tỷ 122 triệu đồng, đạt 137% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 113% kế hoạch HĐND thông qua, riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 660.096 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 885 tỷ 467 triệu đồng, đạt 160% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 108% kế hoạch thông qua HĐND

     Năm 2002 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 2.362 tỷ 870 triệu đồng, đạt 146% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 116% kế hoạch HĐND thông qua, trong đó thu mới là 2.055 tỷ 726 triệu đồng, đạt 135% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 118% kế hoạch HĐND thông qua, riêng số dư thu được đưa vào cân đối ngân sách là 821 tỷ 420 triệu đồng. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 1.033 tỷ 325 triệu đồng, đạt 149% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 105% kế hoạch thông qua HĐND.

     Năm 2003 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 2.396 tỷ đồng, đạt 108% so với dự toán HĐND thông qua, tăng 17% so với năm 2002, trong đó số thu địa phương được đưa vào cân đối ngân sách là 904 tỷ 458 triệu đồng tăng 33 tỷ 061 triệu đồng so với dự toán đầu năm. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 1.225 tỷ 759 triệu đồng, đạt 149% kế hoạch Bộ Tài chính giao và tăng 5% so với dự toán đầu năm được HĐND thông qua.

     Năm 2004 Tổng số thu ngân sách nhà nước thực hiện: 3.709 tỷ 990 triệu đồng, đạt 120% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 109% kế hoạch HĐND thông qua, tăng 27% so với thực hiện năm 2003. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 1.523 tỷ 458 triệu đồng, đạt 149% kế hoạch Bộ Tài chính giao và bằng 100% kế hoạch thông qua HĐND, tăng 32% so với thực hiện năm 2003.

     Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2001-2005),  có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm, vì vậy việc xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách với yêu cầu phấn đấu cao nhất nhằm thực hiện toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước của kế hoạch 5 năm.

     Tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2005 từ kinh tế xã hội trên địa bàn dự kiến thực hiện: 4.196 tỷ 720 triệu đồng, đạt 113% so với thực hiện năm 2004, tăng 7% so dự toán Bộ Tài chính giao. Tổng số chi ngân sách địa phương thực hiện: 1.674 tỷ 767 triệu đồng, bằng 110% so với thực hiện năm 2004.

     Đạt được thành tích “năm sau cao hơn năm trước” trước hết do sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền, ngành đã biết bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, cấp trên, ngành dọc, phát huy sức mạnh tập thể của cán bộ, đảng viên trong toàn ngành, nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực thi đua của cá nhân, đơn vị vươn lên giành lấy những điểm cao của thắng lợi./.

     Trích theo “NGÀNH TÀI CHÍNH BÌNH DƯƠNG LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG (1975-2005)” chủ biên Bùi Danh Nhựa.

 
 
Ảnh
Video

 Thống kê Lượt truy cập

4058957 13
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0