Tin Tức
Thứ 3, Ngày 07/04/2015, 03:34
Những điểm mới của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/04/2015
 Những điểm mới của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014.
11-02-2015 - Webmaster
     Ngày 03/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009. Theo đó, Nghị định mới này ban hành nổi bật lên một số điểm mới:

     1. Tăng tính cạnh tranh của thị trường, tạo điều kiện nhiều thành phần tham gia

     Việc tăng tính cạnh tranh của thị trường sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh phù hợp với cơ chế giá thị trường, qua đó sẽ góp phần bảo đảm hài hòa lợi ích của 3 bên liên quan là Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước đây, thị trường xăng dầu chỉ có 3 thành phần là thương nhân đầu mối, tổng đại lý và đại lý bán lẻ thì nay Nghị định 83 có thêm 2 thành phần tham gia bán lẻ nữa là thương nhân phân phối và thương nhân nhận quyền bán lẻ. Nghị định 83 quy định, Thương nhân phân phối về nghĩa vụ và trách nhiệm chỉ thua mỗi doanh nghiêp đầu mối là không được nhập khẩu, còn Thương nhân phân phối sẽ được bán lẻ, bán cho các đại lý, đặc biệt được quyết định giá, đây sẽ là yếu tố tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, tuy nhiên, sự cạnh tranh này sẽ vẫn nằm trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước, vì hiện nay, xăng dầu vẫn là một trong những mặt hàng do Nhà nước quản lý.

     2. Thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước

     Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định Thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối theo Hợp đồng mua bán xăng dầu. Được kinh doanh xăng dầu theo hình thức là bên giao đại lý cho đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình và trả thù lao đại lý cho các đại lý đó, được kinh doanh xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định của pháp luật.Thương nhân đã ký hợp đồng mua bán xăng dầu với thương nhân đầu mối, không được ký thêm hợp đồng làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối; làm đại lý cho tổng đại lý. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kiểm tra, giám sát hoạt động của đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình. Liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của các thương nhân này trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện hành của pháp luật. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hành trình của phương tiện vận tải xăng dầu từ nơi giao hoặc nhận đến nơi nhận hoặc giao xăng dầu.Thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

     Về nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu, Nghị định 83 nêu rõ, giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

     Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố. Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.

     3. Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu

Nghị định 83 quy định rõ, Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá để tham gia bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Quỹ bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch và chỉ sử dụng vào mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật. Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của thương nhân đầu mối.

     Đồng thời, Nghị định 83 quy định, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác. Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.

     Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán.

     Việc công khai minh bạch thì sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Cái lợi thứ nhất là minh bạch điều chỉnh giá xăng dầu, thứ hai là minh bạch về quyền sử dụng QBO, thứ ba là công khai minh bạch các thành phần tham gia bán lẻ xăng dầu. Khi kiểm soát được ba điều này thì người tiêu dùng sẽ không còn thắc mắc về việc tăng giảm giá xăng dầu nữa bởi tâm lý của người tiêu dùng là chấp nhận giá thị trường nhưng phải minh bạch chứ không khiến người tiêu dùng rối trí.

     Không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, Nghị định 83 nếu thực thi sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thể điều hành giá mà không bị áp bởi các quy định hành chính; cơ quan quản lý cũng sẽ không "mang tiếng" khi có sự điều chỉnh tăng, giảm giá xăng dầu. Nghị định này nếu thực hiện được sẽ có 3 lợi ích: Nhà nước tốt hơn, người tiêu dùng tốt hơn và doanh nghiệp tốt hơn.

                                                                                                           Đỗ Xuân Mai - TCDN

Tải về Nghị định 83/2014/NĐ-CP
Lượt người xem:  Views:   2274
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

Thống kê Lượt truy cập

1
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Tin Tức