Tin Tức
Thứ 6, Ngày 07/04/2017, 15:00
Quy trình ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/04/2017 | Trịnh Thị Linh Nhâm_Văn phòng
Nhằm thực hiện tốt những quy định mới về quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật (QPPL) của Hội đồng nhân dân tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Sau đây là nội dung quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết QPPL của Hội đồng nhân dân:

Quy trình ban hành nghị quyết QPPL của Hội đồng nhân dân chia làm 02 giai đoạn:

          Giai đoạn 1: Đề nghị xây dựng nghị quyết

          - Đối với nghị quyết quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên thì đề nghị xây dựng nghị quyết thực hiện 3 bước:

          + Bước 1: Xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết (gồm: Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết; bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung của nghị quyết, thời gian dự kiến thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho việc thi hành nghị quyết);

          + Bước 2: Trình UBND tỉnh xem xét thông qua (nếu đề nghị xây dựng nghị quyết do các Ban của HĐND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh thì đề nghị cơ quan này có trách nhiệm thông qua chính sách để trình Thường trực HĐND tỉnh);

          + Bước 3: Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

          - Đối với nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương thực hiện 7 bước:

+ Bước 1: Xây dựng nội dung chính sách;

+ Bước 2: Đánh giá tác động của chính sách;

+ Bước 3: Xây dựng dư thảo hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết (gồm: Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết; báo cáo đánh giá tác động chính sách; báo cáo tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan chính sách; đề cương dư thảo nghị quyết);

+ Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị quyết (Đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết lên cổng thông tin điện tử thời hạn 30 ngày; lấy ý kiến góp ý trực tiếp hoặc tổ chức hội thảo, tạo đàm);

+ Bước 5: Thẩm định của Sở Tư pháp (trừ nghị quyết do các Ban của HĐND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị);

          + Bước 6: Trình UBND tỉnh thông qua (trừ nghị quyết do các Ban của HĐND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị);

          + Bước 7: Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

          Giai đoạn 2: Soạn thảo, thông qua nghị quyết

          Sau khi được Thường trực HĐND tỉnh có văn bản chấp thuận đề nghị xây dựng nghị quyết, xác định được cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo thì thực hiện qua 8 bước sau:

+ Bước 1: Soạn thảo nghị quyết;

+ Bước 2: Đăng tải toàn văn dự thảo nghị quyết lên cổng thông tin điện tử thời hạn 30 ngày; lấy ý kiến góp ý trực tiếp hoặc tổ chức hội thảo, tạo đàm; tiếp thu ý kiến góp ý;

+ Bước 3: Thẩm định của Sở Tư pháp (đối với dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình);

+ Bước 4: UBND tỉnh xem xét, quyết định trình (đối với dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình);

+ Bước 5: Thẩm định của các Ban của HĐND tỉnh (Hồ sơ gửi đến các Ban chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, báo cáo thẩm tra gửi đến Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp);

          + Bước 6: HĐND tỉnh thông qua;

          + Bước 7: Ký chứng thực;

          + Bước 8: Phát hành, đăng công báo.

Lưu ý về thời gian để thực hiện xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân do UBND cấp tỉnh trình là 105 ngày :

          + Đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết lên cổng thông tin điện tử thời hạn 30 ngày để lấy ý kiến;

          + Thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết: Sở Tư pháp thẩm định 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, sau đó báo cáo thẩm định được gửi đến cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định (trong thời gian 10 ngày này cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm giải trình, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết);

          + Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận hồ sơ : 05 ngày làm việc đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của UBND tỉnh;

          + Đăng tải toàn văn dự thảo nghị quyết lên cổng thông tin điện tử thời hạn 30 ngày để lấy ý kiến;

          + Thẩm định dư thảo nghị quyết: Sở Tư pháp thẩm định 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (cơ quan soạn thảo dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp 20 ngày trước ngày UBND tỉnh họp để Sở Tư pháp thẩm định);

+ Thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh: 05 ngày làm việc (Hồ sơ gửi đến các Ban HĐND tỉnh chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp và báo cáo thẩm tra của Ban HĐND tỉnh gửi đến Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp)./.

Tải về mau ban hanh VBQPPL.docx

Trịnh Thị Linh Nhâm - P. Pháp chế

Lượt người xem:  Views:   4627
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

Thống kê Lượt truy cập

1
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Tin Tức