Tin Tức
Thứ 3, Ngày 05/07/2016, 10:00
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 theo Thông tư số 91/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/6/2016.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/07/2016 | Nguyễn Minh Tân_P. QL GCS
Ngày 24/6/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Ngày 24/6/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 10/8/2016.

Trong đó, có một số điểm đáng chú ý sau:

1/ Về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT): Từ năm 2017, dự toán chi ĐTPT nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm cả đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu từ hoạt động sổ số kiến thiết (XSKT).

2/ Về xây dựng dự toán chi dự trữ quốc gia:

- Từ năm 2017, chi dự trữ quốc gia là một nội dung chi NSNN, nằm ngoài chi ĐTPT.

3/ Về xây dựng dự toán chi thường xuyên:

- Lập dự toán chi thường xuyên phải đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm.

- Dự toán chi quản lý hành chính được xây dựng gắn liền với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn năm 2016-2020 theo Nghị Quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công.

- Xây dựng và tổng hợp dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo cả hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, các nhiệm vụ trước đây được thực hiện bằng nguồn thu phí, lệ phí được để lại đơn vị mà theo Luật NSNN năm 2015 các khoản phí, lệ phí này được nộp vào NSNN.

- Từ năm 2017, nhiệm vụ chi đặc biệt, chi trợ giá sẽ được bố trí trong các lĩnh vực chi ngân sách tương ứng; không còn là lĩnh vực chi riêng.

- Chi quản lý hành chính phải thuyết minh rõ các nội dung sau:

+ Số biên chế năm 2017 (số được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2016 - số biên chế tinh giản trong năm 2016 + số bổ sung trong năm 2016 nếu có).

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo gồm: (i) Quỹ tiền lương, phụ cấp của số biên chế được duyệt, thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn); (ii) Quỹ tiền lương, phụ cấp của biên chế được duyệt nhưng chưa tuyển, được dự kiến trên mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các khoản đóng góp theo chế độ.

+ Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi…) năm 2017 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

4/ Về bố trí dự phòng NSNN: NSTW và NSĐP các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

5/ Ngoài ra việc xây dựng dự toán NSĐP cũng cần chú ý một số nội dung sau:

- Về xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn:

Địa phương phải dự toán toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan.

- Về xây dựng dự toán chi NSĐP:

+  Đảm bảo định mức phân bổ NSĐP đối với nhiệm vụ chi quan trọng (lĩnh vực giáo dục- đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học – công nghệ) không thấp hơn mức theo yêu cầu của các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao (riêng đối với dự toán chi khoa học – công nghệ chỉ phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015).

+ Đối với với dự toán chi ĐTPT trong cân đối chi NSĐP thì ưu tiên nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng điểm của đại phương sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2017.

+ Chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Đối với nguồn thu sổ số kiến thiết (XSKT): Từ năm 2017, nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối NSĐP, sử dụng cho chi ĐTPT trong đó các tỉnh Đông Nam Bộ bố trí tối thiểu 50% số thu từ hoạt động XSKT do HĐND cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề và y tế, bố trí tối thiểu 10% cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, số còn lại bố trí các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác.

- Về Bội chi NSĐP:

+ Căn cứ vào giới hạn dự nợ cho vay theo quy định của Luật NSNN năm 2015, dự kiến mức dư nợ thực tế đến hết năm 2016 và nhu cầu huy động vốn thêm cho ĐTPT và bố trí nguồn trả nợ, các địa phương đề xuất mức bội chi ngân sách cấp tỉnh năm 2017.

+ Bội chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm không được vượt quá mức bội chi ngân sách hàng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Luật NSNN năm 2015.

Đính kèm Tải về 91_2016_TT-BTC.PDF

Nguyễn Minh Tân - TC-HCSN

Lượt người xem:  Views:   3294
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

Thống kê Lượt truy cập

1
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Tin Tức