Tin Tức
Thứ 3, Ngày 07/04/2015, 03:39
Một số bất cập đối với công tác thu, quản lý các khoản phí, lệ phí hiện nay.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/04/2015
Một số bất cập đối với công tác  thu, quản lý các khoản phí, lệ phí hiện nay.
10-03-2015 - Webmaster
     Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quy định:

     - Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.

     - Lệ phí là khoản thu tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.

     Đối với phí và lệ phí từ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp là khoản thu bắt buộc và phát sinh thường xuyên của ngân sách nhà nước. Đây là khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếp đối với việc hưởng thụ các dịch vụ công do nhà nước đầu tư cung cấp, góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư cung cấp dịch vụ công đáp ứng tốt hơn.

     Đối với phí từ các dịch vụ do cá nhân, tổ chức đầu tư tùy theo hình thức đầu tư như BOT, BT, … trên cơ sở đề xuất phương án của chủ đầu tư các cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định thời gian và mức thu cho phù hợp thực tế. Đây là khoản thu của chủ đầu tư và được hạch toán theo quy định hiện hành.

     Để công tác thu, quản lý phí và lệ phí ngày càng tốt hơn, đồng thời nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân, nhà nước cần phải điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề, đơn cử:

     1. Thay đổi công tác quản lý tài chính đối với các cơ quan, đơn vị được giao thu phí và lệ phí đối với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp.

     Theo quy định hiện tại thì các cơ quan, đơn vị được giao thu phí và lệ phí  được để lại một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số thu để bù đắp chi phí phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, đã có một số bất cập như:

     - Hiện nay có một số ngành, lĩnh vực có số thu rất cao, bên cạnh cũng có một số nơi số thu phát sinh không nhiều, trong khi cơ cấu bộ máy phục vụ như nhau (nhân viên nhận hồ sơ, kế toán, thủ quỹ,…).

     - Về khen thưởng, nếu số thu từ phí và lệ phí năm nay cao hơn số thu từ phí và lệ phí năm trước thì sau khi trừ chi phí và các khoản trích theo quy định (trích giữ nguồn cải cách tiền lương, quỹ ổn định thu nhập,..) thì các cá nhân trực tiếp tham gia vào công tác thu phí và lệ phí được khen thưởng tối đa một năm không quá 03 (ba) tháng lương hiện hưởng; nếu số thu từ phí và lệ phí năm nay bằng hoặc thấp hơn số thu từ phí và lệ phí năm trước thì được khen thưởng  một năm tối đa không quá hai tháng lương hiện hưởng sau khi trừ các chi phí liên quan….

     Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đồng thời giảm chênh lệch thu nhập giữa cơ quan có nguồn thu phí, lệ phí với cơ quan không có nguồn thu phí, lệ được để lại, nhà nước cần phải điều chỉnh cụ thể đối với các cơ quan nhà nước có phát sinh công tác thu phí - lệ phí thì ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động đối với các công việc liên quan, số thu được nộp toàn bộ nộp vào NSNN; đối với các đơn vị ngoài công lập, doanh nghiệp tư nhân không thay đổi.

     2. Chi tiết hóa các đối tượng chịu phí để áp dụng thực tiễn.

     Hiện tại mức thu phí và lệ phí chưa được chi tiết hóa cho từng đối tượng mà đang áp dụng chung một mức; cụ thể như lệ phí trước bạ, phí sử dụng đường bộ. Nhà nước cần phải có sự can thiệp sâu hơn nữa để giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, đồng thời thể hiện được chức năng điều tiết nền kinh tế của Chính phủ, cụ thể:

     - Đối với lệ phí trước bạ xe ô tô, Chính phủ cần phải quy định tỷ lệ cho từng loại xe ô tô; đối với các dòng xe nhập, xe thể thao phân khối lớn, … tạm gọi chung là xe ô tô VIP; đối với xe ô tô có nguyên giá mua mới trên 1.000 triệu đồng thì áp dụng mức rất cao; đối với các xe ô tô có nguyên giá mua mới từ trên 500 triệu đồng đến 1.000 triệu đồng áp dụng mức trung bình; đối với các xe ô tô có nguyên giá mua mới dưới 500 triệu đồng áp dụng mức thấp nhất; nếu chúng ta ngồi tính toán cụ thể thì nguồn thu cho ngân sách nhà nước sẽ tăng thêm, đồng thời đối với những người có thu nhập thấp sẽ rất đồng tình.

     Ví dụ một doanh nhân mua mới một xe ô tô có nguyên giá hai tỷ đồng, nếu lệ phí trước bạ như hiện tại mức quy định ở huyện là 10% thì ngân sách nhà nước thu được 200 triệu đồng, nếu điều chỉnh tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ tăng lên là 15% thì ngân sách nhà nước thu được 300 triệu đồng, chênh lệch ngân sách nhà nước tăng thu 100 triệu đồng; tương tự một cán bộ công chức mua mới một xe ô tô với nguyên giá là 500 triệu đồng nếu lệ phí trước bạ như hiện tại mức quy định ở huyện là 10% thì ngân sách nhà nước thu được 50 triệu đồng, nếu điều chỉnh giảm tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ xuống còn 5% thì ngân sách nhà nước thu được là 25 triệu đồng, chênh lệch ngân sách nhà nước giảm thu 25 triệu đồng; như vậy nếu điều chỉnh tỷ lệ nộp lệ phí trước bạ như trên thì ngân sách nhà nước tăng thu 75 triệu đồng.

     - Theo quy định tất cả các loại xe gắn máy đều phải nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, trừ xe chuyên dùng theo quy định tại khoản 20 điều 3 Luật giao thông đường bộ; bên cạnh đó việc thu phí sử dụng đường bộ Chính phủ cũng đã quy định việc thu phí sử dụng đường bộ đối với những tuyến đường đầu tư mới mà trước đó ngân sách nhà nước đã đầu tư một tuyến khác có thể lưu thông được, ví dụ như tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, nếu không muốn chịu phí sử dụng đường bộ khi vào đường cao tốc thì vẫn còn đường cũ để đi.

     Qua những quy định nêu trên thì hiện nay đang có sự chồng chéo đối với việc nộp phí sử dụng đường bộ cụ thể như đã nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện trong quá trình đăng kiểm, nhưng khi tham gia lưu thông trên đường vẫn phải chịu phí qua đường (không có tuyến đường song song do nhà nước đầu tư phục vụ nhân dân). Để tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhà nước cần quy định cụ thể và công khai trong nhân dân về cự ly được đặt trạm thu phí, khoảng cách giữa các trạm thu phí đối với các tuyến đường liên tỉnh; đồng thời chỉ đạo các địa phương chỉ được phép thu phí trên các tuyến đường đầu tư mới, các tuyến đường sẵn có thì nâng cấp để phục vụ nhân dân (nhân dân được quyền lựa chọn đường để lưu thông).

     Bài viết là suy nghỉ của cá nhân và mang tính tham luận, nếu có gì không phù hợp rất mong nhận được sự phản hồi góp ý của tất cả mọi người. Địa chỉ bill13062009@gmail.com.

     Trân trọng./.

                                                                                                                       Trần Trọng Nghĩa - PP. TC-HCSN


Lượt người xem:  Views:   4938
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

Thống kê Lượt truy cập

1
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Tin Tức