Chức Năng Nhiệm Vụ
Thứ 2, Ngày 21/03/2016, 16:00
Quy chế làm việc của Sở Tài chính tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/03/2016
​UBND TỈNH BINH DƯƠNG                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI CHÍNH                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

                                                                          Thủ Dầu Một, ngày 09 tháng 4 năm  2009

 

QUY CHẾ

Làm việc của Sở Tài chính tỉnh Bình Dương

( Ban hành kèm theo Quyết định số 652 /QĐ-STC   

Ngày 09 tháng  4  năm 2009 của Giám đốc Sở Tài chính )

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

     Quy chế này được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với toàn thể cán bộ công chức (CBCC) đang làm việc tại cơ quan Sở Tài chính.

     Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Sở Tài chính

     1. Giải quyết công việc theo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; đảm bảo tính hệ thống thứ bậc, cấp dưới phục tùng cấp trên.

     2. Lãnh đạo sở, trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.

     3. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình công tác của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, Bộ Tài chính, thực hiện cải cách hành chính đảm bảo rõ ràng, minh bạch, kịp thời và hiệu quả theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

     4. Đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi phòng, ban, đơn vị, cá nhân được pháp luật quy định.

     5. Đảm bảo dân chủ, tập trung thống nhất, giữ gìn sự đoàn kết, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể Ban giám đốc, các phòng ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở trong thực hiện nhiệm vụ.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     Điều 3. Phạm vị giải quyết công việc của Giám đốc sở

     1. Phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc sở

     a) Giám đốc sở chịu trách nhiệm cao nhất, phụ trách toàn diện và điều hành mọi hoạt động của sở; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Tài chính.

     b) Lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của sở theo chế độ thủ trưởng, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức thực hiện quản lý hành chính nhà nước về tài chính trên địa bàn; bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành từ Trung ương đến cơ sở.

     c) Tham mưu và quyết định các vấn đề về quản lý điều hành, cân đối ngân sách nhà nước, liên quan đến việc xử lý thu, chi ngoài dự toán, ngoài kế hoạch ngân sách địa phương, sử dụng quỹ dự phòng, sử dụng quỹ dự trữ tài chính theo sự ủy quyền và phân cấp của UBND tỉnh.

     d) Quyết định các biện pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện điều hành kế hoạch ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ trọng tâm của sở trong từng thời kỳ.

     đ) Những vấn đề đột xuất mới phát sinh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính.

     e)  Phân công lĩnh vực công tác trong Ban giám đốc sở.

     g) Quyết định về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo quy định. Hàng năm chủ trì tổ chức đánh giá cán bộ từ cấp trưởng phòng, ban, chi cục thuộc sở trở lên.

     h) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ công chức theo phân cấp quản lý. 

     i) Ban hành tiêu chuẩn, chức danh Trưởng, phó phòng Tài chính - Kế hoạch để làm cơ sở cho UBND huyện - thị xã xem xét bổ nhiệm công chức.

     g) Ủy quyền Phó giám đốc tạm thay Giám đốc điều hành một số công việc xét thấy cần thiết hoặc khi Giám đốc đi công tác, học tập và đi nước ngoài thời gian dài.

     2. Những vấn đề Giám đốc đưa ra tập thể Ban giám đốc bàn bạc và Giám đốc xem xét quyết định bao gồm:

     a) Các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết cuả Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.

     b) Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm về tài chính và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về tài chính tại địa phương.

     c) Dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách địa phương, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, huyện thị và tổng quyết toán hàng năm trình UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh.

     d) Chương trình công tác theo định kỳ hàng năm của Sở Tài chính.

     e) Những vấn đề về thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, xây dựng mới, xây dựng lại chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các phòng ban, đơn vị trực thuộc sở.

     g) Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo từ phó phòng trở lên.

     h) Những vấn đề khác khi Giám đốc thấy cần thiết, phải đưa ra bàn bạc tập thể trước khi quyết định.

     3. Chủ trì các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ tổng kết, hội thảo, làm việc với các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở đối với những việc cần tham khảo trước khi quyết định.

     4. Xử lý công việc trên chứng từ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan được quy định trong quy chế này; ký chứng từ kế toán liên quan đến các quỹ.

     5. Ký các văn bản trình cấp trên, các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính quan trọng, các văn bản quyết định về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.

     Điều 4. Phạm vi giải quyết công việc của Phó giám đốc sở và mối quan hệ công tác giữa các Phó giám đốc sở.

     1. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công thay mặt Giám đốc giải quyết công việc theo nguyên tắc:

     a) Giúp việc Giám đốc, được Giám đốc sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, được sử dụng quyền hạn của Giám đốc sở để chỉ đạo thực hiện, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công, và chiụ trách nhiệm trước Giám đốc sở, đồng thời cùng Giám đốc sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

     b) Được Giám đốc sở uỷ quyền để giải quyết một số công việc cụ thể khác, nhưng không được uỷ quyền lại cho cán bộ công chức cấp dưới.

     c) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có liên quan đến lĩnh vực của Phó giám đốc khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp có vấn đề gì cần tham khảo ý kiến của Giám đốc hoặc giữa các Phó giám đốc còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo Giám đốc quyết định.

     d) Theo yêu cầu điều hành công việc trong từng thời gian, Giám đốc có thể điều chỉnh lại sự phân công công việc giữa các Phó giám đốc cho phù hợp.

     2. Trong phạm vi lĩnh vực công tác được phân công, Phó giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn:

     a) Chỉ đạo các phòng, ban, chi cục xây dựng các đề án, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn triển khai các cơ chế chính sách.

     b) Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương chính sách tài chính thuộc lĩnh vực phụ trách; phát hiện đề xuất những vấn đề cần đổi mới, sửa đổi về chính sách, chế độ, cơ chế điều hành.

     c) Báo cáo, xin ý kiến Giám đốc để giải quyết kịp thời những chỉ đạo của cấp trên và những vấn đề về cơ chế chính sách  mới hoặc những vấn đề quan trọng, cần thiết khác mới phát sinh.

     d) Giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc thẩm quyền của Phó giám đốc trong phạm vi nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công.

     đ) Thay mặt Giám đốc ký các văn bản khi được Giám đốc ủy quyền.

     3. Phó giám đốc thường trực, ngoài các nhiệm vụ nêu trên còn thêm các nhiệm vụ sau:

     a) Giúp Giám đốc điều hành công việc hàng ngày của cơ quan.

    b) Thay mặt Giám đốc giải quyết công việc hàng ngày của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.

    c) Giải quyết công việc của Phó giám đốc khác khi Phó giám đốc đó đi công tác phải vắng mặt. Ký chứng từ kế toán đã có chủ trương và chứng từ gốc.

     Điều 5. Phạm vi giải quyết công việc của các trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở:

     1. Phạm vi giải quyết công việc của Chánh văn phòng sở:

    a) Tham mưu cho Ban giám đốc sở điều hành các mặt công tác về hành chính, tổ chức cán bộ, kế toán tài vụ, và các chế độ khác đối với cán bộ công chức cơ quan Sở Tài chính.

    b) Tổng hợp, trình Ban giám đốc và theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chương trình công tác của sở; báo cáo giao ban, báo cáo công tác tháng, quý, năm của sở và các báo cáo khác theo yêu cầu của Giám đốc sở.

    c) Giúp Giám đốc sở duy trì và kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc, quy chế điều hành các mặt hoạt động, nội quy kỷ luật của cơ quan.

    d) Đề xuất với Giám đốc sở những vấn đề cần giao cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ban giám đốc. Truyền đạt, theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện các quyết định, chỉ thị, kết luận của Ban giám đốc sở.

    đ) Thường trực, giúp Ban giám đốc sở về công tác thi đua - khen thưởng chung của sở.

    e) Chánh văn phòng sở được ký các văn bản thừa lệnh của Giám đốc về việc nhắc nhở, đôn đốc các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình công tác, chỉ đạo, kết luận của Ban giám đốc; xác nhận, giới thiệu cán bộ công chức quan hệ công tác với các cơ quan có liên quan.

     2. Phạm vi giải quyết công việc của trưởng phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở:

    a) Trực tiếp quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị; phân công công việc hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực để tất cả cán bộ, công chức phát huy hết khả năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động theo quy định. Hàng năm tổ chức đánh giá chất lượng cán bộ công chức từ cấp phó trở xuống.

     b) Chỉ đạo cán bộ, công chức trong đơn vị xây dựng và thực hiện chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm bảo đảm có chất lượng và thời gian.

     c) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong cơ quan để đề xuất xử lý các nhiệm vụ công tác được giao. Nếu có vấn đề chưa thống nhất, mới phát sinh thì kịp thời báo cáo Ban giám đốc quyết định.

     d) Trưởng phòng, ban, đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực được phân công.

     đ) Khi cần thiết, Giám đốc có thể chỉ đạo, trực tiếp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đã phân công cho các Phó giám đốc phụ trách. Trong trường hợp này, sau khi thực hiện xong, trưởng phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm báo cáo lại Phó giám đốc phụ trách biết.

     e) Phó giám đốc chỉ đạo và làm việc trực tiếp với CBCC các phòng, ban khi thấy cần thiết.

     Điều 6. Mọi cán bộ công chức phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật nhà nước, chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ trách nhiệm có liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Chương III

LẬP, THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

     Điều 7.  Các loại chương trình kế hoạch công tác

     Trên cơ sở chương trình công tác của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và yêu cầu công tác của cơ quan, ngành, Sở Tài chính xây dựng chương trình kế hoạch công tác năm, kế hoạch công tác quý, tháng, tuần.

     Điều 8. Trình tự lập chương trình kế hoạch công tác:

     1. Chương trình công tác năm:

     a) Chậm nhất ngày 15/11 hàng năm, các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc gửi về Văn phòng  tình hình thực hiện chương trình, nội dung công tác trong năm và dự kiến chương trình công tác năm sau (kể cả những đề án lớn trình Ban giám đốc báo cáo thông qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh). Nội dung báo cáo và chương trình công tác năm được đánh giá và xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

     b) Văn phòng tổng hợp, báo cáo Ban giám đốc chậm nhất đến ngày 30/11 để báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

     c) Sau ngày tổng kết năm, trên cơ sở chương trình công tác của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Văn phòng sở hoàn chỉnh chương trình công tác năm của sở, trình Giám đốc ký ban hành.

     2. Chương trình công tác quý, tháng:

     a) Ngày 25 hàng tháng (tháng cuối quý thì lập báo cáo quý), căn cứ vào chương trình công tác quý, tháng, các phòng, ban, đơn vị thực hiện đánh giá kết quả công tác, các nội dung hoàn thành, chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề ra kế hoạch công tác quý, tháng sau gửi về Văn phòng sở.

     b) Chậm nhất là ngày 28 hàng tháng Văn phòng tổng hợp, hoàn chỉnh trình Ban giám đốc báo cáo Tỉnh uỷ, UBND, Bộ Tài chính, thông báo thực hiện.

     3. Kế hoạch công tác hàng tuần:

     a) Cuối buổi sáng làm việc ngày thứ sáu hàng tuần, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc đăng ký với Văn phòng sở chương trình làm việc của tuần sau, những đề án, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong tuần.

     b) Văn phòng tổng hợp trình Giám đốc duyệt và thông báo chương trình làm việc tuần sau chậm nhất vào 15 giờ ngày thứ sáu để các phòng, ban, đơn vị triển khai thực hiện

     4. Các chương trình kế hoạch công tác của phòng, ban, đơn vị trực thuộc phải được trao đổi ý kiến với Phó giám đốc phụ trách khối (kể cả có sự điều chỉnh) trước khi gửi về Văn phòng.

     5. Giao Văn phòng sở là đầu mối quản lý chương trình kế hoạch công tác, có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc tổng hợp, xây dựng, điều chỉnh, tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với kế hoạch công tác của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.

     6. Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng, phó phòng, ban, đơn vị trực thuộc khi đi công tác hoặc tham dự hội, họp đều phải được đưa vào lịch công tác hàng tuần (trừ các công việc đột xuất).

Chương IV

TRÌNH DUYỆT VĂN BẢN, ĐỀ ÁN 

     Điều 9. Chủ trì xây dựng văn bản, đề án

     1. Theo sự phân công chuẩn bị văn bản, đề án đã được ghi trong chương trình công tác, phòng, ban, đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng văn bản, đề án theo đúng yêu cầu về nội dung, thể thức văn bản hành chính và thời hạn quy định.

     2. Các phòng, ban, đơn vị khác được giao nhiệm vụ phối hợp có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, số liệu, kịp thời, chính xác cho đơn vị chủ trì soạn thảo.

     Điều 10. Trách nhiệm của Lãnh đạo sở trong việc xem xét giải quyết các vấn đề sau:

     1. Xem xét cho ý kiến, nêu rõ những vấn đế đồng ý, không đồng ý và ý kiến chỉ đạo xử lý tiếp đối với từng hồ sơ.

     2. Trường hợp cần thiết để xử lý kịp thời công việc thường xuyên, Ban giám đốc có thể trao đổi, làm việc trực tiếp với chuyên viên được phân công theo dõi, xây dựng văn bản, đề án.

     3. Những văn bản, đề án liên quan đến vấn đề lớn cần bàn bạc của tập thể Ban giám đốc thì Phó giám đốc phụ trách khối xem xét báo cáo Giám đốc quyết định nội dung cần đưa ra xin ý kiến của tập thể Ban giám đốc.

     Điều 11. Trách nhiệm trình duyệt văn bản, đề án:

     1. Tất cả văn bản, đề án trước khi trình duyệt đến Ban giám đốc phải được trao đổi, thống nhất với bộ phận pháp chế về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; sau khi thẩm định xong bộ phận pháp chế sẽ ký tắt vào phía sau chức danh lãnh đạo, trình lãnh đạo ký và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản. Đối với những đề án lớn phải gửi trước khi thông qua 03 ngày.

     2. Trưởng phòng, ban, đơn vị được giao chủ trì tham mưu xây dựng văn bản phải chiụ trách nhiệm về nội dung chính và ký kiểm soát phía cuối nội dung của văn bản trước khi trình ký.  

Chương V

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, GIAO BAN, HỘI NGHỊ, TIẾP KHÁCH, CÔNG TÁC TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC 

     Điều 12. Chế độ làm việc

     1.Giám đốc, Phó giám đốc, các trưởng, phó phòng, ban, đơn vị trực thuộc phải gương mẫu chấp hành giờ giấc làm việc, trách nhiệm trong công việc để làm gương cho cán bộ công chức noi theo. Hàng ngày (trừ các ngày đi công tác xa) Giám đốc, Phó giám đốc phải có mặt tại phòng làm việc đầu giờ buổi sáng và chiều để các phòng, ban, đơn vị  xin ý kiến và trình ký các văn bản, tài liệu, chứng từ chuyên môn.

     2. Giám đốc sở đi công tác ngoài tỉnh trên 03 ngày hoặc đi nước ngoài  phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh rõ mục đích và nội dung chuyến đi, nơi đi, thành phần đoàn đi, thời gian ở nước ngoài, kinh phí của chuyến đi; đồng thời uỷ quyền xử lý công việc cho Phó giám đốc.

     3. Phó giám đốc sở, Trưởng phòng, ban, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc đi công tác ngoài tỉnh, nước ngoài (ngoài lịch công tác) hoặc nghỉ việc riêng từ 01 buổi trở lên đều phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc sở. Phó phòng và CBCC khi đi công tác hoặc nghỉ việc từ 01 buổi trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng phòng. Riêng đối với chế độ nghỉ phép hàng năm, nghỉ hộ sản thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

     Điều 13. Chế độ giao ban, hội nghị, hội thảo

     1. Khi cần thiết, Giám đốc quyết định tổ chức hội nghị giao ban.

     2. Giảm các cuộc họp không cần thiết, những vấn đề mới phát sinh, những khó khăn, vướng mắc,... các đơn vị phải báo cáo kịp thời Giám đốc, Phó giám đốc để xử lý ngay.

     3. Hội nghị sơ kết quý và tổng kết năm

     a) Thời gian: Do giám đốc sở quyết định.

     b) Nội dung: Sơ kết việc thực hiện công tác quý, tổng kết năm, đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành hay không hoàn thành, tìm ra nguyên nhân, đề xuất những biện pháp trọng tâm cho phương hướng công tác kỳ tới.

     c) Thành phần: Ban giám đốc, lãnh đạo các đơn vị, đại diện Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổng kết năm sẽ mời toàn thể cán bộ công chức và lãnh đạo phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện - thị.

     4. Hội nghị Cán bộ công chức trong hoạt động cơ quan hàng năm

     a) Thời gian: Trong khoảng thời gian quý I năm sau.

     b) Nội dung: Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị cán bộ công chức năm trước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan; Báo cáo công khai hoá tình hình thực hiện kinh phí, các nguồn tài chính, các mặt hoạt động khác trong cơ quan…

     c) Thành phần: Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, gồm toàn thể cán bộ công chức cơ quan tham dự.

     5. Hội nghị chuyên đề, hội nghị tập huấn, hội thảo

     a) Thời gian: Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách khối quyết định

     b) Nội dung:  Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách khối quyết định

     c) Thành phần: Do Giám đốc hoặc Phó giám đốc phụ trách khối quyết định.

     Điều 14. Tham dự các cuộc họp

     1. Các cuộc họp cơ quan Trung ương, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, sở, ban ngành mời Giám đốc sở thì Giám đốc sở xem xét quyết định hoặc uỷ nhiệm cho Phó giám đốc sở tham dự; Phó giám đốc dự thay có trách nhiệm báo cáo lại kết quả cuộc họp cho Giám đốc.

     2. Trường hợp mời lãnh đạo, thì những cuộc họp liên quan đến lĩnh vực của Phó giám đốc nào phụ trách thì Giám đốc sẽ phân công Phó giám đốc đó tham dự. Nếu Phó giám đốc đó không tham dự được thì báo cáo lại để Giám đốc quyết định. Trước và sau khi họp các Phó giám đốc hoặc người được cử dự thay có trách nhiệm trao đổi thống nhất phương án xử lý và báo cáo kết quả cuộc họp cho Giám đốc, Phó giám đốc có liên quan được biết.

     3. Khi có giấy mời hoặc thông báo họp, văn phòng trình Giám đốc biết và yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc chuẩn bị tài liệu, nội dung họp (báo cho lãnh đạo biết trước 24 giờ, trường hợp báo trễ phải có lý do) và tham dự họp cùng lãnh đạo (nếu cần thiết).

     4. Các cuộc họp xử lý công việc liên quan đến công tác chuyên môn hàng ngày liên quan đến phòng, ban, đơn vị trực thuộc nào thì trưởng phó phòng ban, lãnh đạo đơn vị quyết định cử cán bộ công chức đơn vị mình tham dự các cuộc họp đúng thành phần, đúng thời gian, sau khi được sự đồng ý của Ban giám đốc.

     5. Trước khi tham dự các cuộc họp cần phải trao đổi thống nhất trước những nội dung chuẩn bị tham gia đóng góp và báo cáo kết quả cuộc họp ngay với  Ban giám đốc sau khi họp xong. (trường hợp chưa thống nhất nội dung mời họp, các phòng, ban đơn vị trực thuộc phải chuyển trả ngay thư mời họp để văn phòng xin ý kiến Ban giám đốc xử lý).

     Điều 15. Tiếp khách, làm việc trong nước

     1. Trên cơ sở đăng ký làm việc của các cơ quan đơn vị, Chánh văn phòng báo cáo Giám đốc rõ những nội dung cần làm việc, kiến nghị những vấn đề cần xử lý, đưa vào lịch công tác, thông báo cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có liên quan biết, chuẩn bị  các nội dung tiếp khách.

     2. Tuỳ theo nội dung từng buổi họp, làm việc với các cơ quan đơn vị, Ban giám đốc quyết định thành phần đến dự buổi làm việc.

     3. Ban giám đốc có thể uỷ nhiệm cho trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc thay mặt Ban giám đốc chủ trì làm việc với các cơ quan, đơn vị được kịp thời, đảm bảo đúng nguyên tắc. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì người chủ trì nhất thiết phải xin ý kiến Ban giám đốc xem xét quyết định.

     Điều 16. Tiếp khách và làm việc với tổ chức và cá nhân người nước ngoài, đi công tác nước ngoài.

     1. Khi có yêu cầu tiếp khách, làm việc với tổ chức và cá nhân người nước ngoài phải có báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về nội dung, hình thức cuộc tiếp, thành phần tiếp, các đề xuất và kiến nghị.

     2. Mọi trường hợp cử cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài đều phải có ý kiến đề nghị của trưởng phòng ban, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức và được sự đồng ý của Giám đốc sở, đồng thời phải thực hiện đúng các thủ tục theo quy định.

     3. Người được cử đi học tập, công tác nước ngoài có trách nhiệm  thực hiện đúng các quy định của Nhà nước liên quan đến học tập, công tác ở nước ngoài; sau khi kết thúc thời gian công tác, học tập ở nước ngoài trở về nước phải có báo cáo kết quả công tác, học tập gửi Văn phòng (bộ phận Tổ chức cán bộ) để báo cáo theo quy định. 

Chương VI

CHẾ ĐỘ TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

     Điều 17. Thẩm quyền giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo

     1. Chánh Thanh tra là đầu mối tổ chức thực hiện việc tiếp dân, giải quyết các khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tài chính tại cơ quan Sở Tài chính. Chiụ trách nhiệm trước Giám đốc sở về việc theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo tại cơ quan Sở Tài chính.

     2. Giám đốc sở uỷ nhiệm cho Chánh Thanh tra tài chính xem xét trình Giám đốc sở ra quyết định xử lý đối với các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của sở theo đúng Luật khiếu nại tố cáo.

     3. Văn phòng tiếp nhận, phân loại các đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân gửi đến trình Giám đốc xử lý và chuyển cho Thanh tra xem xét xử lý theo thẩm quyền. Phối hợp với Chánh Thanh tra đôn đốc, xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo do Giám đốc sở giao, tình hình và kết quả thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo của Sở Tài chính.

     4. Các khiếu nại, tố cáo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của phòng, ban, đơn vị trực thuộc thì Chánh Thanh tra trực tiếp xem xét, kết luận trình Giám đốc ra quyết định giải quyết. Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Thanh tra.

     5. Các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ, công chức thuộc phòng, ban, đơn vị trực thuộc thì bộ phận tổ chức cán bộ phối hợp với Thanh tra sở và Trưởng phòng, ban đó xem xét trình Ban giám đốc giải quyết; đối với tố cáo có liên quan đến cán bộ từ cấp trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc trở lên do Giám đốc sở xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Chương VII

MỐI QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, BỘ TÀI CHÍNH, ĐƠN VỊ TRONG HỆ THỐNG NGÀNH, CÁC SỞ BAN NGÀNH TỈNH, CÁC HUYỆN THỊ,  CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN TỔ CHỨC KHÁC.

     Điều 18. Mối quan hệ với Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh

     Giám đốc sở có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và chấp hành các quyết định của UNBD Tỉnh, báo cáo tình hình công tác theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất với UBND tỉnh. Có quyền phản ảnh vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, kiến nghị những vấn đề không phù hợp cần sửa đổi, bổ sung trong các quy định, trong chỉ đạo điều hành.

     Điều 19. Mối quan hệ với Bộ Tài chính, các đơn vị trong hệ thống ngành tại địa phương.

     1. Chiụ sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ và các mặt công tác do Bộ Tài chính phụ trách. Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ Tài chính theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

     2. Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tổ chức thực hiện tốt việc quản lý điều hành dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tại địa phương, thực hiện các chế độ chính sách tài chính trên địa bàn một cách thống nhất theo ngành từ Trung ương đến cơ sở.

     Điều 20. Quan hệ với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã

     1. Quan hệ phối hợp các sở ban ngành, UBND các huyện thị trong công tác quản lý Nhà nước về tài chính ngân sách trên địa bàn;

     2. Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở Tài chính được yêu cầu báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phân công theo sự chỉ đạo của UBND Tỉnh.

     3. Khi giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền có liên quan sở, ban ngành khác thì phải bàn bạc thoả thuận với Giám đốc sở đó. Nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc sau khi thảo luận còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo bằng văn bản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết.

     Điều 21. Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan với Đảng bộ cơ sở:

     1. Giám đốc sở bảo đảm và tạo điều kiện để Đảng bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan.

     2. Định kỳ 6 tháng, một năm, và đột xuất khi có yêu cầu thủ trưởng cơ quan báo cáo với cấp uỷ về tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới cuả cơ quan; Đảng bộ thảo luận ra Nghị quyết và lãnh đạo đảng viên quần chúng trong cơ quan thực hiện.

     3. Bí thư, thủ trưởng cơ quan phải thống nhất công tác quy hoạch, công tác tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức Đảng khi để xảy ra, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong cơ quan.

     4. Khi Đảng uỷ, thủ trưởng cơ quan có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng cơ quan quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp uỷ và thủ trưởng cơ quan báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định.

     Điều 22. Mối quan hệ với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

     1. Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Công đoàn cơ quan tổ chức hội nghị Cán bộ công chức mỗi năm một lần theo chế độ hội họp tại điều 11. Khi có 2/3 Cán bộ công chức hoặc Ban chấp hành công đoàn cơ quan yêu cầu hoặc thủ trưởng cơ quan thấy cần thiết thì triệu tập hội nghị Cán bộ công chức cơ quan bất thường.

     2. Tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân cơ quan hoạt động theo đúng pháp luật và bảo đảm cho công đoàn thực hiện kiểm tra theo đúng Luật công đoàn.

     Điều 23. Quan hệ với cơ quan, tổ chức và công dân khác.

     1. Tại cơ quan Sở Tài chính được niêm yết công khai quy chế “ Một cửa “ trong giao dịch đối với công dân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc. Ghi rõ nơi gửi hồ sơ, thủ tục yêu cầu, thời gian giao trả hồ sơ một cách công khai.

     2. Trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cán bộ công chức giải quyết công việc của công dân, tổ chức bảo đảm nhanh gọn, thuận tiện đúng thẩm quyền theo quy chế quy định. Trừ trường hợp đặc biệt, Trưởng phòng xin ý kiến Giám đốc giải quyết.

    3. Giám đốc sở xử lý nghiêm khắc theo đúng pháp luật quy định đối với những cán bộ công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, vi phạm quy chế trong việc giải quyết công việc với tổ chức, công dân, lợi dụng việc phát ngôn, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện, xúc phạm đến người khác.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

     Điều 24. Thông tin, báo cáo định kỳ tình hình, kết quả công tác, giải quyết những ý kiến chỉ đạo của cấp trên, đề nghị của đơn vị.

     1. Các phòng, ban, đơn vị chấp hành nghiêm túc việc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các chương trình công tác giao ban tháng, quý, năm đảm bảo chất lượng với Ban giám đốc thông qua Văn phòng sở.

     2. Văn phòng sở có trách nhiệm tổng hợp báo cáo chung trình Ban giám đốc duyệt và gửi cấp trên.

     3. Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm trả lời, tham mưu đề xuất Giám đốc trả lời cấp trên, các đơn vị khi có yêu cầu theo thời gian quy định, nếu không có thời gian quy định, thì trong phạm vi 05 ngày (những vấn đề đơn giản) và 10 ngày (những vấn đề lớn, phức tạp) các phòng, ban, đơn vị phải trình Giám đốc trả lời, nếu quá thời gian này mà không trả lời (không có lý do chính đáng) thì trưởng phòng, ban, đơn vị sẽ bị xem xét để trừ điểm thi đua (giao Chánh văn phòng theo dõi thời gian thực hiện). Trừ những dự án, đề án lớn và quy trình nghiệp vụ chuyên môn đã thực hiện theo quy chế 01 cửa và quy trình tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

     Điều 25. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, Ban giám đốc phục vụ cho chỉ đạo điều hành

     1. Theo yêu cầu công tác, Ban giám đốc sở có thể yêu cầu phòng, ban, đơn vị lập báo cáo đột xuất theo hình thức chuyên đề. Trưởng phòng, ban, đơn vị có trách nhiệm tổ chức soạn thảo đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đề ra

     2. Trường hợp các báo cáo chuyên đề có liên quan đến nhiều phòng, ban, đơn vị thì phòng, ban, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có quyền yêu cầu các đơn vị liên quan tham gia ý kiến, cung cấp thông tin. Đồng thời đơn vị được yêu cầu có trách nhiệm tham gia, cung cấp đầy đủ thông tin, đúng thời gian yêu cầu cho đơn vị chủ trì soạn thảo.

     Điều 26. Thông tin với các cơ quan khác, các cơ quan thông tin đại chúng.

Tất cả mọi yêu cầu về việc cung cấp, trao đổi thông tin với các cơ quan tổ chức bên ngoài, các cơ quan thông tin đại chúng liên quan đến tài liệu, số liệu của cơ quan phải được phép của Ban giám đốc sở.

     Điều 27. Việc công khai hoá thông tin:

     1. Những việc sau đây sẽ được cơ quan thông báo công khai hoá cho cán bộ công chức được biết:

     a) Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan.

     b) Kế hoạch và báo cáo công tác hàng năm, quý, hàng tháng, hàng tuần của cơ quan.

     c) Kinh phí hoạt động hàng năm và quyết toán kinh phí hàng năm.

     d) Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, chuyển ngạch và đề bạt cán bộ công chức.

     đ) Các vụ việc xử lý vi phạm trong cơ quan đã được kết luận; kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo trong nội bộ cơ quan.

     e) Nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan

     2. Tuỳ theo điều kiện thực tế của cơ quan sử dụng một trong các hình thức công khai sau:

     a) Niêm yết tại cơ quan, trên mạng LAN.

     b) Thông báo tại Hội nghị cán bộ công chức cơ quan.

     c) Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ công chức cơ quan.

     d) Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong bộ phận đó.

     e) Thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, chi uỷ, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     Điều 28. Quy định này được phổ biến đến tất cả phòng, ban, đơn vị thuộc sở, tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể, Cán bộ công chức trong cơ quan sở để biết và tổ chức thực hiện nghiêm túc.

     Điều 29. Việc sửa đổi, bổ sung quy chế này khi nhà nước có những quy định mới, được Chánh văn phòng đề nghị và Giám đốc xem xét, quyết định.                      

           Chương X

        KHEN THƯỜNG - KỶ LUẬT

     Điều 30. Đối với cán bộ, công chức

     Cán bộ, công chức nếu chấp hành tốt sẽ được khen thưởng theo quy chế thi đua – khen thưởng của Sở. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

     Điều 31. Đối với Giám đốc, Phó giám đốc và Trưởng các phòng, ban, chi cục trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức nếu để cán bộ, công chức đó vi phạm quy chế thì tuỳ mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật./.

Lượt người xem:  Views:   2977
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video

 Thống kê Lượt truy cập

4121134 11
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0
Chức Năng Nhiệm Vụ